Tin Tức - Sự Kiện

Tháp Rùa Hồ Gươm – Biểu tượng lịch sử thiêng liêng giữa lòng Hà Nội

Nhiều du khách “phải lòng” Hà Nội không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trường tồn của một địa danh nổi tiếng giữa lòng Hà Nội. Toạ lạc ngay tuyến phố Hàng Trống, Tháp Rùa Hồ Gươm không chỉ lưu giữ những nét đẹp văn hoá, lich sử Hà Nội qua hàng thế kỷ mà còn trở thành biểu tượng du lịch nức tiếng thủ đô, hiện diện trong nhiều tác phẩm văn, thơ, họa, nhạc. Vậy Tháp Rùa có nguồn gốc & ý nghĩa như nào? Hãy cùng khám phá di sản văn hóa độc đáo này nhé!

Tháp Rùa Hồ Gươm ở đâu?

Khung cảnh thơ mộng của Tháp Rùa những ngày thu Hà Nội

Tháp Rùa là một tòa tháp nhỏ có tuổi đời hơn 150 năm, được xây dựng trên một gò đất nổi rộng khoảng 350m2 giữa lòng Hồ Gươm. Nằm ở vị trí đắc địa ngay tuyến phố trung tâm Hàng Trống, du khách thuận tiện di chuyển tới nhiều điểm tham quan xung quanh Hồ Gươm như Tháp Bút, Vườn hoa Lý Thái Tổ, Nhà Hát Lớn Hà Nội, Chợ Đồng Xuân,…

Theo sử sách ghi lại, gò rùa đã có từ thời vua Lê Thánh Tông và là nơi vua dựng Điếu Đài để câu cá. Tên gọi Tháp Rùa Hồ Gươm bắt nguồn từ việc tháp được xây dựng trên gò rùa – nơi trước kia rùa Hồ Gươm thường bò lên phơi nắng và đẻ trứng. 

Ngoài vị trí thuận lợi, Tháp Rùa còn sở hữu lịch sử lâu đời & kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phương Tây và Việt Nam nên thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Đứng trên bờ Hồ, du khách có thể check-in Tháp Rùa in bóng dưới mặt hồ từ xa hay chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp ở hai bên bờ hồ bao quanh bởi phố Đinh Tiên Hoàng và phố Lê Thái Tổ.

Tháp Rùa Hồ Gươm có từ bao giờ?  

Tháp Rùa Hồ Gươm gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của Thủ đô

Toạ lạc tại vị trí đẹp nhất của Hồ Gươm, ngọn tháp mang vẻ đẹp hoài cổ, rêu phong của sự koà quyện giữa vẻ đẹp xưa cũ và nét tinh túy của thủ đô ngàn năm văn hiến. Chẳng ai biết chính xác Hồ Gươm đã xuất hiện từ khi nào, chỉ biết rằng, Tháp Rùa là một di tích lịch sử linh thiêng giữa lòng Hà Nội trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm:

  • Những năm 1453, thời vua Lê Thánh Tông: Ban đầu, gò Rùa được vua Lê Thái Tông chọn dựng Điếu Đài tại vị trí đảo rùa để làm nơi câu cá. 
  • Thế kỷ 17 – 18, thời Lê Trung Hưng: Chúa Trịnh cho xây Tả Vọng trên gò rùa. Tuy nhiên, đến thời nhà Nguyễn, công trình này đã không còn dấu tích để lại.
  • Năm 1886, thời Pháp thuộc: Ông Nguyên Ngọc Kim, một bá hộ giữ chức dịch làng và làm trung gian giữa Việt Nam và Pháp xây dựng một ngọn tháp trên gò Rùa với ý định làm nơi chôn cất hài cốt cho phụ thân. Ban đầu, tháp được đặt tên là “Tháp Bá Hộ Kim”, trở thành một thắng tích của Hà Nội lúc bấy giờ.
  • Năm 1890 – 1896, thời Pháp thuộc: Đỉnh Tháp Rùa được dựng một phiên bản Nữ Thần Tự Do, được người dân gọi đây là tượng Đầm Xòe. Tuy nhiên, đến năm 1950, công trình này đã bị phá bỏ.
  • Về sau, thực dân Pháp bị quân đội Việt Nam đánh bại & đổi tên là Tháp Rùa theo truyền thuyết về vị anh hùng Lê Lợi & được bảo tồn gìn giữ cho đến ngày nay. 

Kiến trúc Tháp Rùa Hà Nội – Vẻ đẹp cổ kính giữa hồ Hoàn Kiếm

Được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, Tháp Rùa mang dấu ấn thời gian với lối kiến trúc độc đáo, giao thoa giữa phong cách châu Âu và kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Toà tháp gồm 4 tầng, được xây nhỏ dần lên trên theo bình đồ hình chữ nhật với tổng chiều cao 8,8m.  

Kiến trúc Tháp Rùa Hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính, toát lên sự linh thiêng giữa lòng Hồ Gươm

Ngọn tháp

Phần mái được thiết kế theo phong cách truyền thống với những đầu đao uốn cong điêu khắc tinh xảo cùng hoa văn rồng chầu mặt nguyệt. Hai tầng dưới tháp được bao bọc bởi lan can và thiết kế các cửa cuốn mang hơi hướng gothic của Pháp. 

Tầng đỉnh

Phần đỉnh tháp có 1 vọng lâu vuông vức, mỗi bề dài 2m. Ở mặt tường phía Đông, bên trên cửa tròn có đường kính khoảng 0.68m & bên ngoài khắc chữ “Quy Sơn Tháp” – tức là tháp Núi Rùa.  

Tầng 2 

Tầng 2 có chiều dài 4.8m, chiều rộng 3.64m nhưng được chia làm 3 gian & thiết kế 14 cửa giống với tầng dưới nhưng nhỏ hơn. 

Tầng 3

Càng lên cao, toà tháp càng có kích thước nhỏ hơn với chiều dài 2.97m, chiều rộng 1.9m. Tại tầng 3, chỉ có 1 cửa hình tròn ở mặt phía Đông đường kính khoảng 0.68m cùng dòng chữ “Quy Sơn Tháp” khắc phía trên. Gian trong có 1 ban thờ bí ẩn khiến nhiều người thắc mắc rằng bên trong Tháp Rùa Hồ Gươm thờ ai? Theo tin lưu truyền lại, khu vực này thờ cha của bá hộ Kim nhưng nhận định này chưa được kiểm chứng.

Tầng dưới cùng 

Tầng dưới cùng được xây dựng trên nền móng cao khoảng 0.8m, chiều dài ở 6.28m và chiều rộng 4.54m. Được xây theo hình chữ nhật, chiều dài mở 3 cửa, chiều rộng mở 2 cửa nên tổng tất cả 4 mặt của tháp là 10 cửa. Bên trong được chia làm 3 gian, giữa các gian có vách cửa ngăn & có tới 14 cửa (10 cửa bên ngoài và 4 cửa vách ngăn bên trong).

Những địa điểm tham quan gần Tháp Rùa

Ngoài tham quan & chụp ảnh, Tháp Rùa Hồ Gươm có rất nhiều địa điểm tham quan lân cận để bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị trong chuyến hành trình du lịch. Dưới đây là 8 điểm đến nổi tiếng không thể bỏ lỡ!

Nhà Hát Lớn Hà Nội 

Sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội – Điểm hẹn quen thuộc cho những khán giả yêu thích các loại hình nghệ thuật hàn lâm

Địa chỉ: Số 1 Phố Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nhà hát lớn Hà Nội là biểu tượng của di sản kiến trúc và nghệ thuật Pháp, được xây dựng theo nhà hát Opera Garnier nổi tiếng vào năm 1910. Công trình kiến trúc này có diện tích khoảng hơn 2.600m2, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc trưng từ hàn lâm đến cổ điển. 

Ngoài tham quan, bạn còn được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc, đa dạng thể loại như: hòa nhạc, kịch, ballet, sự kiện âm nhạc…Nằm giữa quảng trường Cách Mạng Tháng Tám rộng lớn, đây cũng là một trong những góc check-in tuyệt đẹp, điểm du lịch không thể bỏ qua khi ghé thăm Hà Nội.

Tràng Tiền Plaza  

Tràng Tiền Plaza – Trung tâm thương mại, mua sắm sầm uất bậc nhất Hà Thành

Địa chỉ: Số 24 Phố Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tràng Tiền Plaza tọa lạc ở vị trí đắc địa ngay 3 tuyến phố sầm uất Tràng Tiền – Hai Bà Trưng – Hàng Bài. Đây được coi là biểu tượng du lịch lịch sử lâu đời tại Hà Nội, tập trung nhiều cửa hàng mua sắm cao cấp, sang trọng nhất nhì thủ đô. Đến đây, du khách không chỉ được dạo bộ quanh Hồ Gươm mà còn được thưởng thức những chiếc kem Tràng Tiền mát lạnh, thơm ngon nức tiếng Hà Thành. 

Vườn hoa Lý Thái Tổ 

Vườn hoa Lý Thái Tổ – Không gian kiến trúc mang đậm dấu ấn Thăng Long

Địa chỉ: Số 12 Phố Lê Lai, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Vườn hoa Lý Thái Tổ là một trong những điểm đến yên bình giữa lòng Thủ đô với không gian thoáng đãng, mát mẻ. Toàn bộ sân vườn được lát gạch đá và trồng nhiều loại cây cảnh, khóm hoa đẹp. Chính giữa vườn hoa là khu vực dâng hương tượng đài nhà vua Lý Thái Tổ – người có công tạo dựng Hoàng thành Thăng Long.  

Đây vừa là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, giải trí của Thủ đô vừa là không gian thể dục, vui chơi, check in lý tưởng cho du khách

Tháp Bút 

Tháp Bút – Công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc

Địa chỉ: 59 Phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội  

Tháp Bút nằm trong khu di tích đền Ngọc Sơn, được xây dựng trên một ngon núi Độc Tôn, có năm tầng & cao 4m, đường kính 12m. Đây là công trình văn hoá nổi tiếng của Hà thành mang tính dân tộc, có giá trị nghệ thuật và lịch sử với dụng ý đề cao giá trị Nho giáo. 

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn – Biểu tượng văn hóa tâm linh nổi tiếng của Thủ đô

Địa chỉ: Phố Đinh Tiên Hoàng, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cách Tháp Rùa khoảng 200m, đền Ngọc Sơn là công trình tâm linh nổi tiếng Hà Nội với kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh. Được xây dựng trên một gò đất giữa Hồ Gươm, nơi đây gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm và là nơi trưng bày tiêu bản “rùa thần” gắn liền với truyền thuyết Tháp Rùa. 

Để viếng đền Ngọc Sơn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ cổ kính của cây cầu Thê Húc màu đỏ uốn cong bắt ngang qua Hồ Gươm. Đây là điểm đến thu hút du khách đến tham quan, vãn cảnh, hành hương và chụp ảnh check-in vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. 

Đền Bà Kiệu 

Đền Bà Kiệu – Di tích thờ Mẫu cổ nằm giữa phố đi bộ Hồ Gươm

Địa chỉ: 59 Phố Đinh Tiên Hoàng, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Đền Bà Kiệu là một ngôi đền tâm linh có giá trị lịch sử và văn hóa với kiến trúc cổ kính, gắn liền với tín ngưỡng thờ mẫu của người dân Hà Nội. Nơi đây còn thờ các vị nữ thần bao gồm: hai thị nữ Quế Hoa – Quỳnh Hoa, công chúa Liễu Hạnh, trở thành điểm đến thu hút du khách tới tham quan, tìm hiểu về tín ngưỡng và di sản văn hóa. 

Chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân – Khu chợ lớn nhất ở miền Bắc có tuổi đời lên đến hàng trăm năm

Địa chỉ: Phường Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chợ Đồng Xuân là khu chợ lớn nhất miền Bắc có giá trị văn hoá, lịch sử với tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Toạ lạc tại trung tâm thủ đô, nơi đây không chỉ là nơi giao thương buôn bán tấp nập nhất Hà thành mà còn là “thiên đường ẩm thực” với nhiều món ăn ngon chiều lòng thực khách như: bún riêu sườn sụn, bánh tôm, chè, bún chả que tre, bánh rán mặn…

Phố Cổ Hà Nội

Phố Cổ Hà Nội – Nét đặc trưng của Thủ Đô ngàn năm văn hiến

Địa chỉ: Các tuyến phố thuộc phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ, Hà Nội 

Nếu ghé thăm Hồ Gươm vào buổi tối, phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn du khách khi mang nét đẹp đặc trưng văn hoá, kiến trúc của Thủ đô nghìn năm văn hiến hoà cùng không gian huyên náo về đêm. Dọc theo các tuyến phố cổ Hà Nội, du khách có thể thoải mái mua sắm đồ lưu niệm, thưởng thức món ngon đặc sản Hà thành như: hoa quả dầm ở phố Tô Tịch, nộm bò khô ở phố Hoàn Kiếm. 

Một số hình ảnh đẹp về Tháp Rùa Hà Nội

Trải qua nghìn năm, Tháp Rùa hiện diện như một phần linh hồn của Hà Nội, không thể tách rời khỏi Hồ Gươm. Ngày nay, nơi đây thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm, trở thành một trong những khu di tích lịch sử nổi tiếng với nét đẹp cổ kính, đậm nét kiến trúc Pháp tỏa sáng giữa mặt hồ Gươm. 

Tháp Rùa ngả bóng dưới mặt hồ yên ả mang đến cảnh quan yên bình, tráng lệ

Vẻ đẹp trong trẻo của Tháp Rùa Hà Nội trong buổi sớm mai

Tháp Rùa về đêm trở nên lung linh, huyền ảo dưới ánh đèn 

Kết

Tháp Rùa Hồ Gươm là một trong những biểu tượng đặc trưng của thủ đô sở hữu vẻ đẹp hoài cổ với kiến trúc độc đáo. Không chỉ là điểm check-in & vãn cảnh lý tưởng, nơi đây còn chứa đựng những câu chuyện lịch sử thâm trầm của Thủ đô. Nếu có dịp ghé thăm Hồ Gươm vào cuối tuần, hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích & có nhiều trải nghiệm đáng nhớ! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *